Tiêu chuẩn ASC cho tôm chính thức được chứng thực bởi GSSI

Tiêu chuẩn ASC cho tôm đã được chính thức xác nhận bởi Hiệp hội Sáng kiến thủy sản bền vững toàn cầu (GSSI), một trong những tiêu chuẩn hàng đầu của ngành thủy sản.

Tiêu chuẩn GSSI dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm Liên Hợp Quốc (FAO) về dán nhãn sinh thái thủy sản và nhằm mục đích làm rõ các chương trình chứng nhận thủy sản. Để được công nhận, các đề án phải thể hiện được sự liên kết với một số thành phần thiết yếu bao gồm sự mạnh mẽ của chính tiêu chuẩn, cũng như nó được áp dụng như thế nào, quản lý và kiểm soát như thế nào. Bên cạnh các thành phần thiết yếu, tiêu chuẩn ASC cho tôm còn đáp ứng thêm 16 thành phần bổ sung, bao gồm các vấn đề bao gồm hạn chế kháng sinh, tỷ lệ sống sót và quản lý chất thải.

[NO ALT]

Michiel Fransen, lãnh đạo phụ trách về tiêu chuẩn và khoa học tại ASC, cho biết: “Đây là bằng chứng nữa cho thấy sự nghiêm ngặt của Tiêu chuẩn ASC cho Tôm, đã giúp thúc đẩy các cải tiến trong nuôi tôm trên toàn thế giới kể từ khi ra mắt và độ tin cậy của ASC như một chương trình chứng nhận.

“Một phần sứ mệnh của ASC là vận hành thúc đẩy các tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản, chúng tôi cũng đang nỗ lực liên tục xem xét và sửa đổi các tiêu chuẩn của chính mình. Một đánh giá về Tiêu chuẩn Tôm hiện đang được tiến hành, xem xét tăng cường một số khía cạnh bao gồm các yêu cầu xung quanh rừng ngập mặn, giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh nông trại và tìm nguồn cung cấp giống bố mẹ. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ bổ sung các yêu cầu mạnh mẽ hơn về chất thải nhựa và thiết bị ma cho tất cả các tiêu chuẩn của chúng tôi”.

Tiêu chuẩn tôm được đưa ra vào năm 2014 và hiện có hơn 320 trang trại nuôi tôm, sản xuất hơn 220.000 tấn, được chứng nhận trên toàn thế giới. Phần lớn trong số này là ở Việt Nam, Ecuador, Indonesia và Honduras.

Ngoài các tiêu chuẩn trang trại của mình, ASC sẽ sớm phát hành phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn thức ăn. Tiêu chuẩn này sẽ đưa ra các yêu cầu chi tiết cho nhà sản xuất thức ăn, nhà sản xuất nguyên liệu trực tiếp và sản xuất nguyên liệu chính của cả hàng hóa có nguồn gốc từ biển và thực vật. Tính minh bạch rõ ràng và tăng trưởng bền vững sẽ là cốt lõi của tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn Tôm bao gồm hơn 100 chỉ số hiệu suất mà nông dân phải đáp ứng để cho thấy rằng họ đang bảo vệ môi trường và tôn trọng lực lượng lao động của họ. Các yêu cầu bao gồm cấm sử dụng kháng sinh, giám sát chất lượng nước, trả lương, đối xử tốt, đào tạo công nhân và tham gia tư vấn và đối thoại có ý nghĩa với cộng đồng địa phương và người dân bản địa.

Các trang trại được chứng nhận ASC cũng phải thực hiện các kế hoạch quản lý sức khỏe để giảm khả năng mắc bệnh. Ở nhiều nơi trên thế giới, nuôi tôm có thể ảnh hưởng đến rừng ngập mặn - môi trường sống quan trọng của nhiều loài sinh vật, nhưng Tiêu chuẩn Tôm ASC cấm mọi hoạt động phá rừng ngập mặn và trong một số trường hợp sẽ yêu cầu phục hồi rừng.