Bệnh Niu-cát-xơn gây chết ở gia cầm
Một trong những dịch bệnh mà giới chăn nuôi cho là đáng lo ngại và quan tâm hiện nay đó chính là bệnh Niu-cát-xơn, hay trước đây còn được gọi đơn giản là “bệnh gà rù”. Bệnh Niu-cát-xơn là một bệnh truyền nhiễm xảy ra ở trên các loài chim và cũng là bệnh nguy hiểm trên gà do tác nhân là vi-rút gây ra.
Dấu hiệu nhận biết đàn gia cầm đang bị nhiễm bệnh Niu-cát-xơn:
Nếu nhận thấy các dấu hiệu sau đấy xuất hiện trong đàn gia cầm, chúng có thể đã mang mầm bệnh và cần được kiểm tra ngay lập tức:
- Gia cầm chết nhanh và chết hàng loạt theo bầy đàn
- Sặc khoẹt, phải rướn dài, rướn cao cổ để hít khí, sổ mũi và ho khò khè.
- Tiêu chảy, phân có màu xanh.
- Ủ rủ, rù, liệt cánh, ngoẹo đầu và cổ, đi vòng tròn, co giật.
- Sưng phù đầu, mào tích tím tái
Một số triệu chứng ở gà mắc bệnh:
Rủ cánh; cổ ngoẹo một bệnh; mắt sưng to, chảy dịch; mào tích tím tái. (Ảnh: ỉnternet)
Báo cáo tình hình dịch gia cầm càng sớm càng tốt
Nếu thấy các dậu hiệu trên kèm theo đàn già cầm đang chết dần, cần phải báo cáo ngay lập tức. Chẩn đoán và được điều trị kịp thời sẽ có thể ngăn chặn phát sinh thành ổ dịch lớn.
Lập tức liên lạc với cơ quan chuyên trách, cơ quan thú y tại địa phương cũng như phối hợp các phòng xét nghiệm để lập tức chẩn đoán.
Bệnh truyền nhiễm Niu-cat-xơn lây lan như thể nào?
Bệnh là do vi rút gây ra, lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc giữa gà khoẻ và dịch tiết ra từ gà mang mầm bệnh. Bệnh truyền nhiễm này được tìm thấy ở cả loài chim và gia cầm, thậm chí là gia cầm được tiêm phòng đầy đủ. Khi mang mầm bệnh, vi-rút có thể phát tán ra môi trường ngoài bằng rất nhiều đường như: phân, trứng gà, chuồng nuôi, hoặc các vât liệu cũng như thiết bị trong chăn nuôi, và có thể bám vào quần áo, giày hoặc tay của người chăn nuôi
Ngăn chăn với phương pháp an toàn sinh học
Cách tốt nhất để giữ cho đàn gia cầm khoẻ mạnh đó chính là thường xuyên thực hiện các biện pháp an toàn sinh học. Gà chỉ có thể mắc bệnh và chết khi tiếp xúc với các mầm vi khuẩn, vi-rút là hoặc ký sinh trùng. Khi đã nhiễm, những mầm bệnh nãy có thể sinh sôi và lây nhiễm hết cả đàn chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 ngày.
Hãy thực hiện các bước sau đây để có thể bảo vệ đàn gia cầm:
- Hạn chế xe ra vào trang trại
- Giày dép, quần áo, tay, khay trứng, chuồng nuôi, máng ăn, máng uống, xe cộ, lốp xe cần đươc khử trùng để đảm bảo an toàn sạch sẽ.
- Hạn chế qua lại giữa các trang trại gia cầm trong mùa dịch. Nếu có, phải khử trừng, thay quần áo và giày bảo hộ cũng như rửa tay khi vào trang trại của mình.
- Rửa tay và vệ sinh giày trước và sau khi vào khu vực gia cầm
- Cần cách ly ngay lập tức những cá thể gia cầm có biểu hiện bệnh trong vòng 30 ngày cho đến khi đủ điều kiện để quay lại đàn.
Điều trị bệnh Gà rù
Bệnh gà rù hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó cách tốt nhất chính là phòng bệnh bằng cách sử dụng kháng thể kết hợp cho uống nước có pha chung với sản phẩm dinh dưỡng (AV-MULTIVITAMIN, AV-HYDRATOR, AV-VAMEX, AV-BOOST) nhằm tăng sức đề kháng
Kinh nghiệm cần thiết khi thu mua gia cầm
Người mua nên nhập gia cầm từ một trại giống hoặc đại lý có uy tín, và yêu cầu chứng nhận từ các nhà cung cấp chứng minh đàn gia cầm được nhập khẩu hợp pháp và khỏe mạnh trước khi giao hàng. Ngoài ra, cần phải bảo quản hồ sơ của tất cả các giao dịch bán hàng và vận chuyển đàn. Khi mua về, cần cách ly và nuôi riêng đàn mới, không tiếp xúc với đàn cũ ít nhất 30 ngày. Đồng thời cần tách riêng biệt những cá thể non, cá thể trưởng thành, và các loại gia cầm khác nhau, hoặc các loài có nguồn gốc khác nhau, tránh nuôi nhốt chung.
Cố vấn chuyên môn B.V. Đông